Song Tử Tây, 46 năm sau ngày giải phóng
Ngày 2.1, ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ (Nghệ An), cho biết vừa yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý việc doanh nghiệp mở đường, san lấp làm bãi tập kết cát sạn trái phép tại xã Kỳ Sơn (H.Tân Kỳ). Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, những ngày qua, Công ty TNHH Hải Liên (trụ sở tại TX.Hoàng Mai, Nghệ An) đã điều động máy múc, máy ủi đến xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn) để mở rộng con đường nối từ tỉnh lộ 534D đến sát mép sông Con (dài hơn 200 m) làm bãi tập kết và đường vận chuyển cát sạn. Đến nay, con đường đã được mở rộng khoảng 5 - 6 m, rải đá cấp phối và doanh nghiệp đang cho san lấp bãi tập kết cát sạn ngay gần sát mép sông. Việc làm bất chấp quy định của pháp luật này khiến người dân địa phương rất bức xúc.Sau khi nhận phản ánh của người dân, ngày 27.12.2024, UBND xã Kỳ Sơn đã kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp dừng thi công. Hạt Quản lý đường bộ H.Tân Kỳ cũng yêu cầu doanh nghiệp dừng việc đấu nối đường tự mở này với tỉnh lộ 534D.Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Kỳ Sơn, sau khi yêu cầu dừng thi công, doanh nghiệp đã không chấp hành các yêu cầu như biên bản đã lập, mà vẫn tiếp tục thi công. Một người dân ở xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn), cho biết do lo ngại việc khai thác cát sạn sẽ khiến nhà dân ở gần sông bị sạt lở, đời sống người dân gặp khó khăn khi hàng chục hộ dân lâu nay sống bằng nghề cào hến trên khúc sông này sẽ mất nghề nên người dân đã lập lán, cắt cử người ngăn cản việc mở đường, san ủi làm bãi tập kết cát sạn trái phép. Mỏ cát sạn này được cấp phép khai thác từ năm 2024, thời hạn 20 năm. Ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ, cho biết đến nay, doanh nghiệp chưa được cấp phép bãi tập kết cát sạn và việc doanh nghiệp tự ý mở đường, san ủi đất để lập bãi tập kết là trái quy định của pháp luật.'Bốc thuốc' nào cho thị trường vàng?
Theo Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT, từ ngày 1.1.2025 người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, dù chỉ một ngày. Do đó, lượng người đổi giấy phép lái xe (GPLX) trong những ngày qua tăng đột biến trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nhiều người xếp hàng từ sáng sớm, chờ xuyên trưa để làm thủ tục. Ngoài nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan chức năng, người dân cũng có thể chủ động đổi GPLX tại nhà, thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.Các trường hợp đủ điều kiện để đổi bằng lái trực tuyến là GPLX phải do ngành Giao thông vận tải cấp; Đến hạn đổi theo quy định của cơ quan chức năng; GPLX bị hỏng; Thông tin cá nhân như năm sinh, họ tên bị sai so với căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.Việc đổi GPLX trực tuyến sẽ được thực hiện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đường bộ Việt Nam. Người dân cần có tài khoản định danh điện tử VNeID cấp độ 2 hoặc tài khoản trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Giấy phép lái xe cũ cần đổi là dạng vật liệu PET (thẻ nhựa).Hồ sơ sức khỏe điện tử phải là dạng điện tử. Hiện nay nhiều bệnh viện, phòng khám đã liên thông được với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể tìm những cơ sở này để làm giấy khám. Trong trường hợp không tìm thấy cơ sở y tế có liên thông dữ liệu, người dân có thể chứng thực điện tử kết quả khám sức khỏe tại UBND xã, phường. Sau đó dùng file chứng thực này để làm các thủ tục trực tuyến. Ngoài ra người dân cũng cần chuẩn bị file ảnh chân dung kích cỡ 3x4, phông nền xanh; Tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử để thanh toán lệ phí.Sau khi đã chuẩn bị đủ các hồ sơ cần thiết, người dân có thể dễ dàng đổi GPLX trực tuyến theo bốn bước sau.Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://dvc4.gplx.gov.vn. Sau đó chọn Đổi giấy phép lái xe.Bước 2: Đăng nhập Cổng dịch vụ công bằng ứng dụng VNeID hoặc tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân.Bước 3: Điền các thông tin theo hướng dẫn. Lưu ý: Sau khi nhập số GPLX ở phần thông tin, hệ thống sẽ trả về kết quả trường hợp có đủ điều kiện để cấp đổi hay không. Nếu hệ thống hiển thị màu xanh, GPLX đủ điều kiện đổi. Nếu chưa, người dân cần kiểm tra lại các thông tin xem đã điền chính xác chưa.Để đảm bảo an toàn thông tin, mỗi tài khoản đăng nhập chỉ có thể tra cứu thông tin GPLX của mình, không thể thực hiện thay người khác. GPLX phải trùng với thông tin đã khai báo trên cổng dịch vụ công.Trong phần Thông tin sức khỏe người lái xe. Người dân có thể chọn hình thức nộp giấy khám sức khỏe điện tử hoặc bản công chứng điện tử. Nếu khám tại cơ sở y tế đã liên thông dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân chỉ cần nhập mã số khám, chọn tra cứu, kết quả sẽ được tự động trả về.Nếu dùng giấy khám sức khỏe công chứng điện tử, người dân cần dùng file có định dạng pdf để tải lên hệ thống.Ở phần ảnh chân dung 3x4, người dân cần lưu ý độ phân giải tối thiểu 400 dpi trở lên (tương ứng kích thước 473 x 630 pixel). Độ phân giải lý tưởng nên trên 600 dpi (tương ứng với kích thước 709 x 945 pixel). Phông nền sử dụng màu xanh. Đây là ảnh sẽ được in lên bằng lái mới.Sau khi đã điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, đính kèm các hồ sơ cần thiết, người dân ấn vào ô cam kết ở cuối cùng và chọn Tiếp tục.Bước 4: Điền địa chỉ nhận kết quả và thanh toánNgười dân có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đổi GPLX hoặc nhận tại nhà qua đường bưu điện. Ngoài lệ phí hồ sơ 135.000 đồng, người dùng sẽ trả thêm tiền vận chuyển khi nhận được GPLX từ bưu điện. Sau khi đã hoàn thiện các bước, người dùng sẽ nhận được thông báo "Chúc mừng bạn đã nộp hồ sơ thành công". Sau đó người dân có thể kiểm tra tiến độ xử lý trong phần "Xem hồ sơ của tôi". Theo quy định, chậm nhất sau 3 ngày đăng ký thành công, cơ quan chức năng sẽ có thông báo qua email hoặc tin nhắn điện thoại về lịch hẹn hoặc lý do hồ sơ không được duyệt.
Những dấu ấn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Play Together và tham vọng gia nhập ‘vũ trụ thực tế ảo’ của VNG
Đài NBC News đưa tin tay súng đã bắt giữ một số nhân viên bệnh viện làm con tin và khiến ít nhất 5 người bị thương trước khi bị bắn chết. Trong cuộc đọ súng, sĩ quan cảnh sát Andrew Duarte, thuộc cơ quan cảnh sát quận West York (Pennsylvania), đã thiệt mạng tại hiện trường.Danh tính tay súng được xác định là Diogenes Archangel-Ortiz, 49 tuổi. Hiện chưa rõ động cơ vụ tấn công nhằm vào bệnh viện UPMC.Cơ quan chức năng nhận thông tin về vụ việc vào khoảng 11 giờ ngày 22.2 (giờ địa phương). Phát biểu trong họp báo vào chiều cùng ngày, biện lý quận York Tim Barker nói rằng Archangel-Ortiz vào bệnh viện mang theo một chiếc túi đựng một khẩu súng ngắn, dây trói và hướng về phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).“Tay súng đã bắt một số nhân viên bệnh viện làm con tin. Nghi phạm đã nổ súng và bắn trúng 3 nhân viên bệnh viện, gồm nhân viên chăm sóc tích cực, y tá và bảo vệ”, ông Barker thông tin. Tay súng còn khiến 2 cảnh sát khác bị thương. Archangel-Ortiz bị cảnh sát bắn chết khi đang bước đến hành lang tại bệnh viện trong khi vẫn chĩa súng vào con tin.Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro nói vụ tấn công trên “là hành động hèn nhát”, đồng thời gửi lời chia buồn gia đình cảnh sát Duarte. "Ông Duarte đáng được khen ngợi vì cuộc đời phục vụ, dù đã bị cắt ngắn quá nhiều. Chúng tôi vô cùng biết ơn ông ấy", ông Shapiro nói.Ông Tim Baker cho biết tay súng được cho là đã lên kế hoạch nhằm vào phòng chăm sóc tích cực. Hồi tuần trước, người này đã liên lạc với ICU để trao đổi vấn đề y tế của một cá nhân khác.